Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

I. Phẩm song yếu (Kệ số 001-002)

 I. Mở đề:


Kính thưa Quí thiện hữu đã tham gia vào trang http://chonnga.blogspot.com/ này. Bài làm số 19 là bài sau cùng. Chúng tôi ước nguyện, chính vì tự giác, giác tha. Và hy vọng các Hành giả được hoàn toàn. Giác hạnh viên mãn.
Chúng ta không muốn bỏ phí thời gian trong khi tìm Thầy hiền, bạn lành chưa được. Nên.

Lấy kinh làm nền tản, Lấy giới làm luật, Lấy Đạo lý làm hành trang!

Trong trang web Lạy Phật. Phần I. Ta đã có phương pháp thực hành, Phần II. Ta đã hiểu nội dung trong kinh Pháp Cú, Phần III. Ta cũng đã trắc nghiệm thân tâm, và tiếp theo là Thực thi thân tâm là rốt ráo.

II. Nhập đề:

Thực thi: Là rốt ráo sao cùng của sự học tập. Không còn thi trở lại khi bạn đã đủ điểm.

Thân Tâm: Còn gọi là thân mạng, sinh mạng con người.

Thì ai ai cũng trân quí, trìu mến. Khi ai mắng ta, đánh đập ta, thắng ta, cướp đoạt của ta. Ta sẽ chống lại cho tới cùng. Và ngược lại vì sự sống, tiền bạc, dục vọng, con người sanh tâm tàn nhẫn, sát hại lẫn nhau, khiến gia đình ly tán, khổ sở, phải mang tù tội. Nhưng tất cã đều có nguyên do. Nhơn quả.

Tôi là người viết ra đề tài này. Là thật sự để kiểm thảo lại mình. Nhiều khi.
Hiểu kinh, giữ giới càn nhiều, thì thấy tâm tham càn lộ rõ. Có sấm hối hết kiếp này cũng không hết. Còn nhiều lúc cảm thấy mình đang bị bịnh trầm cảm. Rồi muốn bỏ đạo.

Lý do là: Nhịn người, thì người lấn áp. Không muốn hơn người, thì người muốn hơn mình.
Biết đủ thì sanh ra lười biếng, nghèo nàn.v.v. Tại vì mình chỉ mới bước vào cửa.

Các bạn có biết gì sao không? – Là khi mình thấy được vọng tâm rồi, thì mình không khuấy lên nửa, thì tự nhiên nó sẽ lóng xuống, sáng lên. Như nước trong lu, lâu ngày lóng cận vậy. Đó là kết quả thành công của người học giáo lý, chớ không phải là hậu quả của giáo lý. Chúc mừng bạn, Hãy ráng kiên trì. Diệt ba độc Tham, Sân, Si. Thì sẽ qua giai đoạn này.

Có nghĩa là tu mà không thấy mình tu. Chính là tu.
Còn như người mới tu, thấy mình tu cao, hay, giỏi. Là người chưa tu. Vì chưa thấy tâm ngã.

Thí dụ như bài kệ này là.
Người ngu nhận mình ngu, Chưa ngu tới chừng đấy.
Người ngu nhận mình trí, Đấy là người trí ngu.

Nếu người không thấy được vọng tâm mình, sống theo tâm nhơn ngã, thì càn tệ hơn nửa. Bạn thường xem phim, tin tức, sách báo. Kẻ làm ác, thì kết quả không bao giờ tốt.

Tôi và bạn có thể là đồng bịnh, đó là gì mình giữ giới không nghiêm, Học đạo lý chưa tường tận. Sanh tâm buồn chán. Nếu chúng ta giữ vững lập trường. Ác sẽ đi vào cửa tử. Thiện sẽ lên thiên đàng hưởng phúc. Dầu cho không thành Nhân, cũng là người hiền.

Người hiền lương thì ai cũng mến thương.

Nên muốn thấy rõ được vọng tâm để tu sửa, thì phải học, học chừng nào chết thôi.

III. Chánh đề:

Thi bơi lội, học võ, lái xe, bác sĩ, ông cã, ông lớn thì học 1 năm, 5 năm, 10 năm, 50 năm cũng thành công. Còn thi thành người hiền, hiền trí, hiền nhân, thánh nhân, thành Phật thì thi cã đời. Còn khó hơn lên trời hái sao, hay lặn sâu xuống biển tìm kim, hoặc chui rút vào hang đá trốn tay thần chết.

Nhưng bạn là người có tánh kiên nhẫn, có tuệ giác thì sẽ dượt qua. Tại sao lại bỏ cơ hội trong kiếp làm người!

Con người vì sự sống, muốn được giàu sang, con đàn cháu đống, quyền cao tước trọng. Họ dùng kiến thức, sức mạnh, quyền lực, mồi hôi, nước mắt để làm. Họ còn bỏ cả tình bạn, thầy, cha mẹ họ hàng, dân tộc, đồng loại có khi cã sinh mạng họ còn làm được để đạt tới giả tâm.

Còn bạn muốn rời bỏ 6 cõi luân hồi, muốn bỏ ác hành thiện thì tại sao không làm được!

Bạn muốn biết là người có Quả xấu hay tốt, thì hãy nhìn lại quá khứ đã qua, Bạn muốn tạo Nhân xấu hay tốt cho tương lai. Chính là hiện tại bạn đang thực hành đây.

Thực thi thân tâm

Là việc ác chẳng làm, điều lành siêng tu. Tâm ý trong sạch.
Tiêu đề trong các bài kệ Pháp Cú. Bạn đã áp dụng, và đang thực hành.
Từ câu hỏi 6 tới 10. Bạn không bắc buộc phải làm đủ các câu hỏi.
Chọn những bài kệ bạn thích và thực hành được trong 423 Pháp Cú kệ.
Nơi muôn pháp, ý đi tiền-đạo.
Ý làm chủ, ý tạo cõi lòng.
Ai đem tâm-ý chẳng trong
Nói năng, hành-động, khổ đồng theo sau;
Như xe chuyển bánh theo trâu kéo hoài.
(Kệ số 001)
Nơi muôn pháp, ý đi tiền-đạo,
Ý làm chủ, ý tạo cõi lòng.
Ai đem tâm-ý sáng trong
Nói năng, hành-động, vui đồng theo sau;
Khác nào bóng chẳng lià hình.
(Kệ số 002)
Câu hỏi?

06: Tri nhân( biết người trong kệ này). Xem lại bài làm số 13. Tri Nhơn Pháp Cú kệ luận.

07:Tri ngã( biết mình trong kệ này). Xem lại bài làm số 14. Tri Ngã Pháp Cú kệ luận.

08: Đạo đời chuyện. Xem lại bài làm số 15. Đạo Đời Pháp Cú chuyện luận.

09: Thí dụ: để dễ hiểu bài kệ. Xem lại bài làm số16.Dụ ý Pháp Cú kệ luận.

10. Chân thiện mỹ: như thế nào là Giá trị toàn mỹ nhất trong bài kệ. Chú thích bằng ca dao, tục ngữ, điển tích...Xem lại bài làm số 17. Chân Thiện Mỹ, Ý Pháp Cú luận. http://chonnga.blogspot.com/  

IV. Kết Luận:

Ai sẽ là người chấm thi! – Cũng chính là bạn chấm thi. Muốn biết bạn sẽ thi thành người tốt, hiền hoặc tới thành Bậc A La Hán.

Thì xem thí dụ dưới đây.

Người Tốt: Không có đạo hoặc tôn giáo khác. Sống không hại người.

Người Hiền: Sống không hại người, biết giữ hạnh phúc gia đình, Biết thiện ác (hiểu 5 giới luật, người Phật tử tại gia. Đã giữ được từ 1 tới 5 giới.)

Người Hiền Trí: Sống không hại người, biết giữ hạnh phúc gia đình, Biết thiện ác, Nhơn quả, chúng sanh bình đẳng, Không ỷ thế cại quyền. Giúp đở người nghèo, khó. Có tánh kiên nhẫn, cầu tiến. Có đầy đủ 5: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tí. Tu Thập Thiện nghiệp.

Người Thiện Tri Thức: Trên đền đáp Tứ trọng ân, dưới nguyện độ Tam đồ khổ. Và có đầy đủ Tín, Hạnh, Nguyện. Tam Bảo. Có Tứ hoành Thệ Nguyện.

Cao hơn nửa là:
Trơ như đất, tâm không hiềm hận,
Vững như trụ đồng mặc cảnh nhục vinh.
Trong như hồ nước, lóng sạch bùn sình.
Bực La Hán dứt luân hồi lận đận.
http://sites.google.com/site/layphat/  
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
http://phap-cu.blogspot.com/
------------------------------
V. Dựa đề:

Tu hành là một việc quan trọng nhất của đời người.


Quần áo rách ta đem vá, đồ dùng hỏng đem ra tu sửa, đầu tóc luộm thuộm, móng tay quá dài thì sửa lại hoặc cắt đi. Bất kể là dụng cụ hay dung mạo đều phải tu sửa, chỉnh lý. Cho đến nồi xong méo hỏng phải hàn gắn, giày dép rách đứt cũng cần khâu quai, vá đế. Huống hồ là những hành vi sai phạm, lầm lỗi của con người thì càng phải tu chỉnh và hoàn thiện hơn.

Tu hành chính là tu sửa hành vi, không cứ phải vào thâm sơn cùng cốc, quán tưởng, khổ luyện. Thậm chí không chỉ tụng kinh, niệm phật, tọa thiền…Nếu tu hành hàng ngày, mình tụng kinh lễ phật, nhưng tâm địa lại đầy rẫy tham, sân, toan tính chấp trước, không y theo pháp mà sửa đổi, thì tu hành có ích gì?

Tu hành cố nhiên “tu tâm” là cần thiết nhất, hành động đúng nhưng tâm không đúng thì gọi là tu hành mà không “tu tâm”, như thế thì không thể giải quyết được triệt để mọi vấn đề, tu hành nếu tu từ tâm, cử chỉ hành vi trong ngoài như một, thì làm việc gì cũng thành, tu pháp môn gì cũng đắc.

Bất kể là tu hành hay tu tâm, nên bắt đầu tu tập từ cuộc sống hàng ngày. Ngay trong việc đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến giao tiếp, cư xử…Đều có thể tu hành.

Chẳng hạn, mặc quần áo ngay ngắn, phẳng phiu là cần thiết, nhưng nếu rách thủng, hoen ố thì không tốt lắm, đó là tu hành trong ăn mặc.

Ăn ngày 3 bữa, tuy đơn giản đạm bạc nhưng vẫn thấy ngon lành, vừa miệng, đó chính là tu hành trong cách ăn uống.

Nhà ở phòng ốc có cao lầu sang trọng cố nhiên tốt, nhưng nhà tranh thấp bé cũng như thiên đường, đó là trú ngụ của sự tu hành.

Ra cửa có ô tô, xe máy tiện lợi, nhanh chóng sang trọng, nhưng nếu không có xe cộ vẫn vui vẻ đi bộ thay xe, đó là cách đi lại của sự tu hành.

không làm việc chịu khó, trách nhiệm làm đến nơi đến chốn, làm người thật thà, chính trực, chính là tu hành. Tất cả những việc đối nhân, xử thế, chân thành niềm nở… đều là tu hành trong cuộc sống.

Ngoài ra những người kinh doanh buôn bán, giá cả vừa phải không đong đầy bán vơi, những người làm quan mà tuân thủ luật pháp, hết lòng vì dân phục vụ, đó cũng là tu hành. Trước kia các bậc Cao Tăng, bổ củi gánh nước, nấu cơm quét dọn, cày cấy, giã gạo…Tất cả đều là tu hành trong cuộc sống.

Sở dĩ nói “tu hành”, tức là trước hết bản thân phải học cách làm người. Làm người mà lừa lọc gian trá, bất tín bội nghĩa, tham lam bủn xỉn… những đức tính xấu, nhược điểm chưa được cải đổi, cũng như bát đũa chưa rửa, đầy dầu mỡ cáu bẩn, thì làm sao mà đem nó ra tổ chức đại tiệc mà mời mọi người ăn.

Nói “Nhân thành tức Phật thành” (con người tu hành thành tựu tức Phật quả cũng thành tựu) tức là tu hành trong cuộc sống bản thân không hổ thẹn với ý trời, không trái với lòng người, như vậy mới đích thực của tu hành.

(生活中的修行) Tác Giả: Tinh Vân Đại Sư - Việt dịch : Thích Quảng Lâm

Không có nhận xét nào: